Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

.

1. Đại cương:

Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ. Mức độ đau sẽ tăng dần khiến người bệnh bị hạn chế vận động, cột sống bị biến dạng mà không có viêm. Bệnh dẫn đến các tổn thương: Thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống, kèm theo các thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

2. Nguyên nhân:

Thoái hóa cột sống bắt nguồn từ nhiều yếu tố: Tuổi cao, giới tính nữ, phải lao động nặng. Một số nguyên nhân khác như: Tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, do di truyền.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?Thoái hóa cột sống: triệu chứng, biến chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi

3. Đối tượng nguy cơ cao

      – Nghiên cứu từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ cho biết, ước tính 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống.

– Với người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống xuất hiện nhiều ở nam giới. Ngược lại sau 45 tuổi, tình trạng bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới.

– Người thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống do trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn bị tổn thương.

– Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.

– Những người làm công việc văn phòng hoặc hoạt động thể lực mạnh.

4. Triệu chứng:

– Tình trạng đau nhức, cứng cơ lưng, cổ và vai gáy vào buổi sáng sớm.

– Sốt, mệt mỏi, khó thở kèm theo co thắt dạ dày.

– Đau cột sống âm ỉ, đồng thời cơn đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi).

– Yếu hoặc tê bì chân tay. Ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống.

Đau đầu, chóng mặt hoặc đau ở vai.

5. Biến chứng;

Cột sống bị thoái hóa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Trong đó, tàn phế hoặc mất khả năng đi lại được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa đốt sống.

5.1. Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ

Mất ngủ: Thoái hóa cột sống cổ khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ.

Hội chứng tăng – giảm huyết áp: Huyết áp tăng giảm bất thường, đôi lúc giảm mạnh hoặc đôi lúc tăng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Rối loạn tiền đình: Cột sống cổ bị thoái hóa có thể cản trở lưu thông máu tới não, từ đó gây ra rối loạn tiền đình với các cơn đau đầu, chóng mặt hoặc chán ăn.

Thoát vị đĩa đệm: Khi các dây thần kinh chèn ép tới rễ thần kinh, người bệnh có thể bị tê liệt một hoặc hai bên cánh tay. Dần dần, các bộ phận bị thoái hóa chuyển sang thoát vị đĩa đệm, gây mất kiểm soát vận động, khiến cơ thể teo cơ hoặc bại liệt.

Hội chứng cổ – tim: Đốt sống cổ bị thoái hóa, lệch khỏi vị trí ban đầu khiến cấu trúc cột sống cổ bị thay đổi, chèn ép dây thần kinh chi phối hoạt động tim. Kết quả là xuất hiện các cơn đau tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp tim kéo dài.

Rối loạn dây thần kinh thực vật: Rối loạn dây thần kinh thực vật khiến người bệnh mất kiểm soát đại tiểu tiện.

5.2. Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Biến dạng cột sống: Các cơn đau dữ dội ở thắt lưng khiến người bệnh không thể làm việc hoặc vận động bình thường. Thay vào đó, họ phải đứng trong tư thế nghiêng người hoặc cúi người xuống khi di chuyển. Về lâu dài, điều này khiến cột sống thắt lưng bị biến dạng (gù, vẹo hoặc cong), ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt.

Chèn ép dây thần kinh: Thoái hóa cột sống lưng khiến các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn tới các cơn đau lan tỏa vùng mông và tứ chi. Nếu không điều trị sớm có thể gây đau nhức, co cơ và tăng nguy cơ bại liệt.

Ảnh hưởng tới thị lực: Thị lực suy giảm, mắt sưng đau, sợ ánh sáng. Một số trường hợp tầm nhìn bị thu nhỏ và có thể bị mù.

Đau ngực: Xuất hiện các cơn đau bầu ngực và đau dai dẳng một bệnh cơ ngực do gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và số 7 bị chèn ép bởi các gai xương.

Cột sống ở thắt lưng bị thoái hóa khiến người bệnh di chuyển khó khăn với tư thế cong vẹo hoặc gù lưng

.

thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây cong vẹo cột sống

6. Điều trị:

Quá trình điều trị có thể kết hợp với điều trị triệu chứng bằng thuốc (giảm đau, sử dụng thuốc chống viêm không steroid – NSAID, giãn cơ, vitamin nhóm B, giảm đau thần kinh), chống thoái khớp tác dụng chậm; tập vật lý trị liệu.

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống khi đã điều trị tích cực nội khoa (thuốc, vật lý trị liệu…) hơn 3 tháng mà không có kết quả, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng thì cần phải phẫu thuật.

7. Phòng bệnh:

Tránh bê, mang, vác xách nặng, hoặc đội vật nặng).

Ngồi đúng tư thế. Tuy nhiên, không ngồi lâu một tư thế.

Không làm các động tác vặn người, với hoặc cúi gập quá mức.

Tránh các động tác rung giật.

Không để bị thừa cân, béo phì.

Khi đã có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên hạn chế chạy nhảy, đi bộ mà nên bơi, treo xà đơn.

Thường xuyên tập các bài tập cho cột sống.

Người lao động nặng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. https://acc.vn/benh-dieu-tri/thoai-hoa-cot-song/

2. https://www.vinmec.com/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/thoai-hoa-cot-song/

.