https://vsh.org.vn/pic/News/images/web_c%C3%A1-bai-tap-vat-ly-tri-l.jpg

.

Lăn trở, thay đổi tư thế là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống các thương tật thứ cấp và các biến chứng. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện, các cơ sở y tế và tại nhà của người bệnh.

.

Phương pháp này cần thận trọng với những người bệnh trong tình trạng choáng, trụy tim mạch, người bệnh có yếu tố nguy cơ trật cột sống, nguy cơ chảy máu…

Về nguyên tắc, lăn trở, thay đổi tư thế phải thực hiện nhẹ nhàng và thận trọng để tránh làm tổn thương các khớp, thực hiện lăn trở 2 – 3 giờ/ lần.

https://vsh.org.vn/pic/News/images/web_c%C3%A1-bai-tap-vat-ly-tri-l.jpg

.

Thực hiện kỹ thuật:

1.Đối với người bệnh chưa chủ động vận động được tay chân:

Nhân viên y tế, người nhà người bệnh nhẹ nhàng, đồng bộ lăn trở cho người bệnh và kê lót gối ở các điểm tỳ đè để chống loét và chống co rút.

2. Người bệnh chủ động vận động được:

– Lăn trở sang phía bên liệt: Nhân viên  y tế/người nhà người bệnh hướng dẫn người bệnh nâng tay chân phía bên không liệt ra trước rồi đưa sang bên bị liệt, người bệnh lăn theo

https://vsh.org.vn/pic/News/images/web_unnamed-(1).jpg
Hình minh họa

– Lăn trở sang phía bên không liệt: Nhân viên y tế/ người nhà người bệnh nâng tay chân phía bên liệt ra phía trước chuyển sang phía bên không liệt, người bệnh lăn theo.

https://vsh.org.vn/pic/News/images/web_phuc_hoi_chuc_nang_cho_.jpg
Hình minh họa

.

Người bệnh có thể đan các ngón tay của 2 bên vào nhau và lăn trở sang bên phải hoặc trái theo ý muốn của mình (tùy thuộc vào khả năng vận động của người bệnh).

Chú ý đến tình trạng toàn thân của người bệnh: mạch, huyết áp, nhiệt độ, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi…