Kết hợp xương là kỹ thuật sử dụng các phương tiện để kết hợp hai đầu xương gãy với nhau sau khi đã được nắn chỉnh về tư thế giải phẫu. Phẫu thuật kết hợp xương là phương pháp điều trị gãy xương đang được áp dụng phổ biến hiện nay vì có hiệu quả cao, ít biến chứng giúp bệnh nhân tập vận động phục hồi chức năng sớm, thúc đẩy xương liền nhanh và người bệnh sớm quay trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường. Phẫu thuật được chỉ định rộng rãi và bắt buộc cho những trường hợp:
– Gãy phức tạp
– Gãy hở
* Các phương pháp kết hợp xương cẳng chân:
+ Đóng đinh nội tủy: sử dụng cho gãy đơn giản, gãy vững, giúp không mở ổ gãy nhanh lành xương.
+ KHX bằng nẹp vít: áp dụng cho nhiều trường hợp như gãy nhiều mảnh, gãy phức tạp và chi phí thấp hơn so với đóng đinh nội tủy.
+ KHX bằng cố định ngoài: áp dụng cho gãy hở nguy cơ cao.
Nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật kết hợp xương:
– Biến chứng do thuốc gây mê/tê lên hệ thống tim mạch và hô hấp như: suy hô hấp, rối loạn tim mạch,… sẽ xử trí được bằng cấp cứu tùy từng trường hợp cụ thể.
Biến chứng do phẫu thuật
+ Đau sau mổ.
+ Chảy máu: thông thường vết mổ sẽ tự cầm máu sau 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị rỉ máu, dịch sau khoảng 7 – 10 ngày.
+ Tác dụng phụ do dùng thuốc hậu phẫu: dùng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy.
+ Nhiễm trùng: tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ cao hơn ở bệnh nhân có thói quen hút thuốc.
+ Sưng phù: phẫu thuật kết hợp xương gây sự chèn ép các mạch máu, cản trở lưu thông máu, gây sưng phù sau mổ.
+ Một số biến chứng tại chỗ: xương chậm liền, xương không liền, xương liền bị lệch, viêm xương tủy xương, đứt dập mạch máu, tổn thương thần kinh lân cận, teo cơ, xơ cứng, hạn chế vận động,… Các biến chứng này là do tác động của lực chấn thương vào vị trí gãy xương và tổ chức phần mềm xung quanh hoặc do phương pháp điều trị không phù hợp, quá trình phục hồi sai nguyên tắc.
+ Một số biến chứng toàn thân: loét các điểm tỳ đè, viêm phổi, viêm tiết niệu, táo bón, khó tiêu, chướng bụng, nhiễm trùng tiểu,… do bệnh nhân nằm lâu, ít vận động. Đây là biến chứng gặp trong thời gian phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật kết hợp xương.
6. Những điều cần biết trước – sau phẫu thuật và sau khi ra viện.
6.1. Những điều cần biết trước phẫu thuật
6.1.1. Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế
– Cung cấp thẻ BHYT nếu có để đảm bảo quyền lợi trong quá trình điều trị.
– Cung cấp tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, nước uống.
– Cung cấp tiền sử bệnh đang mắc phải như: tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi).
– Cung cấp thông tin thuốc đang sử dụng: thuốc chống đông, thuốc chống dị ứng, hen suyễn,…
– Nếu bệnh nhân là nữ cần cung cấp thông tin về vấn đề kinh nguyệt, nghi ngờ mang thai.
6.1.2. Những điều bệnh nhân cần thực hiện trước mổ để đảm bảo an toàn cho cuộc mổ
– Có người nhà chăm sóc trong quá trình nằm viện.
– Trong thời gian điều trị, nếu muốn sử dụng các lọai thuốc, thực phẩm chức năng ngoài y lệnh cần phải xin ý kiến của bác sỹ.
– Phải làm đầy đủ các xét nghiệm trước mổ như: công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, HIV, viêm gan B, chụp XQ phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim.
– Phải nhịn ăn uống hoàn toàn trước mổ (kể cả uống nước, sữa, cà phê, keo cao su) ít nhất 6 giờ để tránh biến chứng trào ngược thức ăn sẽ gây sặc, ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình mổ. Nếu đã lỡ ăn uống thì phải báo lại nhân viên y tế.
– Cởi bỏ tư trang cá nhân, răng giả, kính áp tròng, lông mi giả (nếu có) giao cho người nhà giữ hoặc nếu không có người nhà có thể ký gửi tại phòng hành chính khoa.
– Cắt ngắn và tẩy sạch sơn móng tay chân (nếu có), búi tóc gọn gàng đối với nữ.
– Lau người bằng nước ấm hoặc tắm trước mổ nếu có thể làm được.
– Đi tiểu trước khi chuyển mổ.
– Không xóa ký hiệu đánh dấu vị trí vết mổ.
– Không xóa ký hiệu đánh dấu vị trí vết mổ.
– Theo dõi tình trạng chi gãy nếu có các biểu hiện sau cần báo nhân viên y tế ngay: chi căng tức, tê bì, cảm giác kiến bò ở đầu ngón; tăng cảm giác đau ngoài da; đầu chi tím và lạnh hơn bình thường; mạch quay yếu hoặc mất mạch; liệt vận động và mất cảm giác.
6.1.3. Những vấn đề nhân viên y tế sẽ làm cho bệnh nhân trước mổ
– Bệnh nhân hoặc người nhà > 18 tuổi (gồm cha/mẹ/vợ/chồng…) cần phải ký cam kết trước mổ.
– Truyền dịch nuôi dưỡng giúp bệnh nhân đỡ đói và khát trong thời gian nhịn ăn chờ mổ.
– Tiêm kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết mổ.
– Được nhân viên y tế chuyển đến phòng mổ bằng xe/cáng đẩy.
6.2. Những điều cần lưu ý trong thời gian nằm viện điều trị sau mổ
6.2.1. Những biểu hiện bình thường diễn ra sau mổ:
- Đau, sưng nề, bầm tím tại vùng mổ: những ngày đầu vùng chi mổ sẽ sưng nề, bầm tím và đau tại vết mổ nhiều hơn, sau đó sẽ giảm dần ở những ngày sau.
- Những ngày đầu sau mổ vết mổ sẽ có ít dịch và máu thấm băng sau đó giảm dần và khô.
- Ngày đầu có tác dụng của thuốc mê/thuốc tê nên người bệnh sẽ có cảm giác tê hai chân kèm cảm giác hơi chóng mặt và buồn nôn. Tình trạng này sẽ giảm khi hết tác dụng của thuốc tê.
6.2.2. Các biến chứng cần theo dõi và báo nhân viên y tế
– Đau nhiều vết mổ quá sức chịu đựng.
- Vết thương có máu tươi ướt đãm toàn bộ băng.
- Dấu hiệu chèn ép khoang như: chi căng tức, tê bì, cảm giác kiến bò ở đầu ngón; tăng cảm giác đau ngoài da; đầu chi tím và lạnh hơn bình thường; mạch quay yếu hoặc mất mạch; liệt vận động và ất cảm giác.
- Sốt.
- Biểu hiện dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay, tức ngực, khó thở, chóng mặt, nôn, …sau sử dụng thuốc.
6.2.3. Chế độ ăn
– Ngày đầu sau mổ, nếu không nôn, không buồn nôn, bệnh nhân có thể ăn cháo, sữa, yến chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Ngày thứu 2 sau mổ có thể ăn uống bình thường, tăng cường các thức ăn giàu canxi như: tôm, cua, sữa, trứng, bổ sung thêm rau củ quả, sinh tố cam chanh.
- Chế độ ăn tránh các chât kích thích như: tiêu, cay, ớt, rượu, bia, không hút thuốc lá vì làm chậm lành vết mổ và hạn chế công dụng của thuốc điều trị.
6.2.4. Chế độ vận động
- Ngay sau mổ, khi hết cảm giác chóng mặt, buồn nôn bệnh nhân có thể ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng tại giường, cử động nhẹ nhàng chi phẫu thuật: co duỗi khớp gối (mức độ gập gối từ nhẹ đến hết tầm), xoay khớp cổ chân, gấp duỗi các ngón chân để tuần hoàn tại chi mổ được lưu thông tốt và phòng tránh teo cơ cứng khớp.
- Kê cao chân khi nằm.
6.2.5. Chế độ sinh hoạt
- Mặc quần áo bệnh viện và thay hàng ngày để bảo đảm vệ sinh tránh nhiễm trùng vết mổ.
- Cần vệ sinh thân thể bằng khăn ấm, không nên tắm vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương nếu nước dính vào vết thương.
- Nếu có đặt dẫn lưu vết mổ, bệnh nhân không được tự ý rút dẫn lưu, không làm gập tắc ống dẫn lưu.
6.2.6. Chăm sóc vết thương
- Trong những ngày đầu, nhân viên y tế sẽ thay băng khi vết mổ dịch thấm ướt băng. Khi vết mổ khô, thông thường cách 2 ngày sẽ thay băng 1 lần.
- Vết mổ sẽ được cắt chỉ sau 7-10 ngày kể từ ngày mổ.
- Nếu có dẫn lưu vết mổ, dẫn lưu sẽ được rút khi có yêu cầu của bác sĩ.
6.3. Những điều cần biết sau khi ra viện
Uống thuốc đúng hướng dẫn theo đơn. Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở, … cần đến bệnh viện để được khám xử trí.
6.3.1. Cách chăm sóc vết mổ
– Người bệnh có thể thay băng ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế địa phương nếu ở xa bệnh viện.
- Phải giữ vết mổ khô, sạch, nếu bị ướt phải thay băng ngay.
- Vết mổ sẽ được cắt chỉ sau 7-10 ngày kể từ ngày phẫu thuật.
6.3.2. Chế độ dinh dưỡng
- Ăn uống bình thường, tăng cường dinh dưỡng, khẩu phần ăn bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng, sữa. Bổ sung nhiều rau và trái cây, uống sữa.
- Tránh các chất kích thích như thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá (vì các thực phẩm này làm chậm lành vết thương và giảm tác dụng của thuốc điều trị).
6.3.3. Chế độ sinh hoạt và tập luyện
- Bệnh nhân cần sử dụng nạng hỗ trợ khi đi lại.
- Cố định chân bằng nẹp đùi khi đi lại trong vòng 1 tuần đầu sau mổ.
- Nghỉ ngơi và tiếp tục tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn trong vòng 2 tháng đầu, tốt nhất cần tới trung tâm phục hồi chức năng để tập luyện bài bản với các dụng cụ và phương tiện chuyên dụng.
- Không leo cầu thang trong vòng 2 tháng đầu sau mổ (đối với phẫu thuật đóng đinh nội tủy, ổ gãy có tổn thương khớp gối), không nâng vật nặng.
- Có thể đi lại bình thường sau 3 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
6.3.4. Cần theo dõi và tái khám theo chỉ định của bác sĩ tại các thời điểm
– Tái khám theo định kỳ sau mỗi 2,6,12 tuần.
- Tái khám ngay nếu có dấu hiệu: đau mà không đỡ sau dùng thuốc, sưng nề vết mổ nhiều, chảy dịch mủ nơi vết mổ.
- Tái khám để tháo phương tiện sau 12-24 tháng theo chỉ định của bác sĩ phẫu thuật.