1. Đại cương

          Nhiễm khuẩn đường ruột còn được biết đến với cái tên khác là nhiễm trùng đường ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng. Đây là bệnh lý tiêu hóa do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra với biểu hiện điển hình là đau quặn bụng, tiêu chảy ra nước nhiều lần, bị nôn mửa nhiều, đại tiện phân lỏng, thậm chí có nhầy máu và đôi khi kèm theo sốt. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống khi tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm chứa tác nhân gây bệnh.

2. Nguồn gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột
Tác nhân chính gây bệnh là các loại sinh vật, chúng tồn tại và phát triển ở rất nhiều nơi. Trong đó, sinh vật thường có mặt trong thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn. Ngày nay, nguồn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng sử dụng có nguy cơ mắc bệnh cực kỳ cao. Chính vì thế, chúng ta cần lựa chọn thực phẩm ăn hàng ngày thật kỹ càng, cẩn thận, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Bên cạnh đó, vi khuẩn làm nhiễm trùng đường ruột còn xuất hiện ở một số loại thịt, cá với hàm lượng độc tố và thủy ngân tương đối cao. Đồng thời, các món ăn đóng hộp cũng là môi trường thuận lợi để chúng sinh sản và phát triển.

Các thực phẩm đóng hộp, rau sống có chứa một số vi sinh vật gây bệnh
Thói quen ăn rau sống chưa vệ sinh sạch sẽlà một trong những nguyên nhân gây bệnh chính vì rau sống chứa nhiều vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, việc uống nước ô nhiễm, không đun sôi hoặc không vệ sinh tay chân sạch sẽ được coi là nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh về đường ruột càng ngày càng gia tăng.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột có thể đe dọa bất cứ ai. Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ người dân của các quốc gia đang và chậm phát triển mắc bệnh khá cao. Nguyên nhân là do chất lượng đời sống còn thấp và chưa thực sự được quan tâm.Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng thường xuyên đối mặt với vấn đề về đường ruột. Cần quan tâm, chăm sóc các đối tượng này nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng.
4. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ?
4.1. Chán ăn, ăn không ngon miệng
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đều có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.Sau vài ngày mắc bệnh, cân nặng có thể giảm sút rõ rệt.
4.2.Đau bụng, buồn nôn, nôn
Đau bụng co thắt là hiện tượng thường gặp ở người bị nhiễm khuẩn đường ruột. Thường thì cơn đau sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 phút/ lần và dễ tăng lên với mức độ nghiêm trọng hơn. Đi kèm với cơn đau là cảm giác chướng bụng, đầy bụng. Cũng vì đau bụng và cảm giác ăn không ngon miệng nên người bệnh thường cảm thấy chán ăn, buồn nôn và dễ bị nôn nhiều lần. Biểu hiện này làm người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi và không thể sinh hoạt, làm việc như bình thường. Nguyên nhân là do vi sinh vật thường tấn công, gây tổn thương ở ruột và đại tràng.

4.3. Hội chứng ruột kích thích 
Đây là hội chứng thường gặp ở người cao tuổi, người trẻ bị làm việc căng thẳng. Các biểu hiện do đại tràng gây ra như đại tiện phân không đều, đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng.
4.4. Tiêu chảy
Khi bị nhiễm trùng đường ruột thường gặp hiện tượng tiêu chảy, tác nhân gây bệnh hoạt động mạnh bên trong cơ thể làm chongười bệnh đi đại tiện rất nhiều lần trong ngày, phân có mùi rất khó chịu và bị nát. Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước, hạ thân nhiệt, hốc hác, mệt mỏi.

Bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy, đau bụng
4.3. Ăn uống không ngon miệng
Xuất phát từ triệu chứng đau bụng, tiêu chảy,… người bệnh cảm thấy ăn uống không còn ngon miệng, càng ăn vào người bệnh càng khó chịu, mệt mỏi hơn. Sau vài ngày mắc bệnh, cân nặng có thể giảm sút rõ rệt.
4.4. Trầm cảm
Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thiếu lợi khuẩn có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm cảm, lo âu. Dần dần, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và chất lượng giấc ngủ.Về lâu về dài, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột có nhiều tác động xấu đối với sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Chính vì vậy, nên điều trị dứt điểm ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh.
5. Biến chứng
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý có thể tự khỏi và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào với nhiều người. Tuy nhiên, khi nó kéo dài trong nhiều ngày mà không có biện pháp can thiệp hiệu quả thì người bệnh rất dễ phải đối mặt với các biến chứng:
– Xuất huyết đường ruột khiến cho mức độ nhiễm trùng trở nên vô cùng nghiêm trọng.
– Bị hội chứng ruột kích thích.
– Bị viêm loét đại trực tràng.
– Có thể sẽ phải cắt bỏ đi một phần của ruột.
– Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
6. Điều trị
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột đều không cần phải điều trị tại cơ sở y tế và không cần phải duy trì một chế độ sinh hoạt đặc biệt nào. Điều cần lưu ý là giai đoạn hồi phục cần uống nhiều nước để phòng ngừa mất nước. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh cần có chỉ định của bác sĩ. Một số ít trường hợp bị bệnh lý này cần nằm viện để truyền kháng sinh, truyền dịch,… nhưng thời gian không lâu.
7. Phòng bệnh
– Giữ thói quen ăn chín, uống sôi, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng và phải chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
– Nguồn thực phẩm từ gia cầm cần được vệ sinh đặc biệt sạch sẽ và nấu thật chín.
– Nếu tiếp xúc với các loại gia súc, gia cầm nhiễm bệnh thì cần phải dùng dụng cụ bảo hộ và tuyệt đối không gần gũi, ôm ấp vật nuôi trong nhà đang mắc bệnh nhiễm khuẩn. Nhà cửa và những ai tiếp xúc với vật nuôi thì nên tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh tẩy uế cả nhà để tránh virus không lây lan sang động vật nuôi khác hoặc con người.
– Xử lý an toàn chất thải gia súc, gia cầm và đưa nó cách xa nơi sinh sống để tránh tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập cơ thể.
– Trước khi ăn cần rửa tay thật sạch.
– Người bị nhiễm trùng đường ruột cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa đồng thời tránh dùng chung vật dụng sinh hoạt hay ăn uống chung với người khác để tránh nguy cơ lây lan bệnh.

Chúng ta nên lựa chọn các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng
Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, các bác sĩ khuyên dùng men vi sinh, chúng có chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe.
Nếu không điều trị các bệnh liên quan tới đường ruột sớm, sức khỏe và cân nặng của bạn giảm đáng kể. Chính vì thế, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan nếu vô tình bị nhiễm trùng đường ruột. Ngoài ra, mỗi người hãy có ý thức chủ động phòng bệnh, duy trì những thói quen lành mạnh.