C:\Users\NguhuongPC\Desktop\tải xuống.jfif

Ở giai đoạn sơ sinh, vàng da là một biểu hiện thường gặp. Thông thường, tình trạng vàng da sơ sinh là một tình trạng sinh lý. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, vàng da sơ sinh có thể là biểu hiện chung của rất nhiều bệnh lý khác nhau, có chung đặc điểm là tán huyết.

Vàng da sơ sinh rất thay đổi, từ rất đơn giản như vàng da sinh lý đến rất trầm trọng như trong bệnh não bilirubin.

.

C:\Users\NguhuongPC\Desktop\tải xuống.jfif

.

VÀNG DA SINH LÝ

Trong đa số trường hợp, vàng da sinh lý không nguy hiểm, thường tự mất sau một thời gian ngắn. 

Vàng da sinh lý xảy ra ở 45-60% trẻ đủ tháng và hơn 60% trẻ đẻ non. 

Các đặc điểm sau giúp nhận diện vàng da sinh lý và phân biệt với vàng da bệnh lý:

Thời gian xuất hiện vàng da sau 24 giờ tuổi.

Mức độ vàng da từ nhẹ đến trung bình, với nồng độ bilirubin gián tiếp < 12 mg/dL (< 200 µmol/L)

Tốc độ vàng da tăng chậm. Vàng da đạt mức độ cao nhất vào ngày thứ 3-4 ở trẻ đủ tháng hoặc vào ngày thứ 5-6 ở trẻ đẻ non. Sau đó vàng da sẽ giảm dần. 

Vàng da kéo dài dưới 10 ngày.

Vàng da sinh lý là một tình trạng vàng da đơn thuần, không kèm với các dấu hiệu bất thường khác.

Vàng da sinh lý có thể chuyển nặng và gây biến chứng. Vàng da sinh lý nặng có thể xảy ra ở trẻ non tháng, khi gan chưa đủ khả năng để chuyển hoá bilirubin. Ở trẻ sinh non, tỷ lệ vàng da là 30%. Tuy nhiên, ở trẻ non tháng, vàng da nặng lại có thể là hậu quả của việc tích hợp nhiều yếu tố sinh lý (chưa trưởng thành cơ quan) và bệnh lý (nhiễm trùng…). 

Do đó, dù là vàng da sinh lý thì vấn đề quan trọng là vẫn phải tiếp tục theo dõi sát hàng ngày về mức độ, tốc độ, thời gian kéo dài vàng da và các dấu bất thường để phát hiện sớm vàng da bệnh lý, kịp thời điều trị, tránh được những biến chứng nặng nề.

VÀNG DA BỆNH LÝ

Các đặc điểm của vàng da bệnh lý gồm:

Vàng da xuất hiện sớm trước 24-36 giờ tuổi.

Mức độ vàng da vừa-rõ, vàng toàn thân. 

Tốc độ vàng da tăng nhanh

Vàng da kéo dài trên 1 tuần ở trẻ đủ tháng. Kéo dài trên 2 tuần ở trẻ đẻ non.

Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.

Vàng da nhân là một tình trạng nguy hiểm.

Khi nồng độ bilirubin tăng cao vượt quá ngưỡng an toàn, bilirubin tăng quá cao và thấm vào các nhân xám ở não, gọi là bệnh não bilirubin hay vàng da nhân. Vàng da nhân là biến chứng đáng sợ nhất, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn . 

.

C:\Users\NguhuongPC\Desktop\tải xuống (1).jfif

Hình 2: Tẩm nhuận bilirubin và vàng da nhân (bệnh não bilirubin)

Tẩm nhuận bilirubin vào các nhân xám gây ra bệnh não bilirubin

Vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hằng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có đủ ánh sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra. Nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Trong vàng da nặng, da trẻ vàng sậm, lan xuống tay, chân. Trẻ bú kém, bỏ bú, hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24-48 giờ đầu sau sinh. 

Lâm sàng của bệnh não bilirubin trải qua 4 giai đoạn, với di chứng nặng nề

Giai đoạn 1: Phản xạ nguyên thủy giảm hoặc mất, bỏ bú, li bì, nôn, giảm trương lực cơ, khóc thét.

Giai đoạn 2: Kích thích thần kinh, cổ ngửa, co cứng người, đi dần đến hôn mê và tử vong trong cơn ngừng thở.

Giai đoạn 3: Co cứng giảm dần trong khoảng 1 tuần.

Giai đoạn 4: Để lại di chứng tinh thần và vận động: co cứng, điếc, liệt, chậm phát triển tinh thần, nói khó …

C:\Users\NguhuongPC\Desktop\tải xuống (2).jfif

Hình 3: Bệnh não bilirubin

Lâm sàng điển hình của một sơ sinh bị bệnh não bilirubin giai đoạn 2

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CHO CÁC BỐ MẸ THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC TRẺ VÀNG DA SƠ SINH TẠI NHÀ

1. Để phát hiện vàng da, mẹ nên nhìn bé bằng ánh sáng mặt trời (không nên nằm phòng tối và nhìn trẻ bằng ánh sáng đèn), nhìn bé mỗi sáng để phát hiện mức độ vàng da (ít nhất là liên tục trong 2 tuần đầu sau sinh). Trong thời tiết mùa đông, việc quấn ủ trẻ con quá kỹ, không quan sát được toàn thân trẻ là lý do chính khiến tỷ lệ mắc vàng da sơ sinh cao hơn vào mùa đông.

2. Việc phơi nắng không điều trị được vàng da vì khi trẻ vàng da phải cần ánh sáng xanh. Ngoài việc có thể gây bỏng, mất nước và nguy cơ ung thư da về sau, đã có báo cáo trong y văn về những trường hợp vàng da nhân sau khi trẻ được cho phơi nắng tại nhà để điều trị vàng da. Phơi nắng không những không hiệu quả mà còn làm trì hoãn việc phát hiện tình trạng tăng bilirubin máu nặng, làm chậm trễ các biện pháp điều trị.

3. Các bà mẹ nên cho con bú nhiều bằng sữa mẹ vì trẻ tiêu hóa tốt, đại tiểu tiện nhiều sẽ thải bớt bilirubin.

4. Chăm sóc trẻ vàng da ở nhà không có gì đặc biệt, cần theo dõi tiến triển màu của da và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nặng. Trẻ vàng da bệnh lý cần phải được khám và điều trị tại bệnh viện.

5. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu:

Bú yếu hoặc bỏ bú.

Vàng da lan đến tay chân.

Vàng da xuất hiện sớm trong 24- 48 giờ sau sinh.

Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

.

.